Cách sử dụng máy điều hòa tủ đứng

Hiện nay, trang bị máy điều hòa tủ đứng cho căn hộ gia đình là một nhu cầu phổ biến. Nhưng để chọn lắp đặt máy điều hòa đủ công suất vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của máy, vừa phù hợp với kiến trúc nội thất trong phòng cần phải được chuẩn bị ngay từ khâu thiết kế kiến trúc ban đầu. Sau đây là một vài hướng dẫn chung để các bạn có thể chọn và bố trí máy điều hòa tủ đứng một cách hợp lý, thẩm mỹ cho căn hộ của mình.

Ưu điểm của máy lạnh đứng là thổi lưu lượng gió đối lưu mạnh hơn so với các loại máy treo tường cùng công suất nên thích hợp với những phòng không gian rộng.
Quạt thổi của dàn lạnh bên trong tủ đứng có kích thước lớn hơn so với loại máy treo tường, lốc máy sử dụng thường là loại lốc piston, còn loại treo tường là lốc máy gale nên tính ổn định của máy tủ đứng cao hơn, ít bị hư hỏng lặt vặt.

Điều hòa tủ đứng Sumikura
1. Chọn công suất máy như thế nào?
Việc chọn công suất máy điều hòa tủ đứng phải dựa vào kết cấu phòng như tường bao che, cửa kính, hướng nắng, thông gió và khí hậu của từng khu vực. Công suất máy được gọi theo công suất điện tiêu thụ của máy nén lạnh với đơn vị tính là sức ngựa (HP). Theo kinh nghiệm, với kết cấu nhà ở Việt Nam hiện nay, có thể chọn công suất máy tương đương 1HP cho phòng ngủ với diện tích 14m2 – 16m2 hoặc cho phòng khách với diện tích 12m2 – 14m2.

2.Chú ý khi lắp đặt máy điều hòa tủ đứng:

Điều hòa tủ đứng

– Tùy vào kiến trúc nội thất trong phòng mà bạn bố trí dàn lạnh phù hợp. Dàn lạnh phải treo đủ cao (trên 2.5m) để gió lạnh có thể lan tỏa đều trong phòng. Tránh hướng gió thổi trực tiếp vào vị trí ngồi ở phòng khách hoặc giường ngủ vì rất dễ gây khó chịu và cảm lạnh. Quạt thông gió gắn ở tường đối diện để tạo lưu động gió và tránh thất thoát nhiếu hơi lạnh ra ngoài.

– Dàn nóng treo ở nơi thông thoáng không trực diện với hướng chiếu mặt trời, vị trí phải dễ ra vào  thao tác sửa chữa vệ sinh máy, ống gaz máy điều hòa tủ đứng nối từ dàn lạnh ra dàn nóng phải được bọc cách nhiệt tốt chôn âm vào tường và được lắp sẵn trước khi tô, sơn tường hoàn thiện. Khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh càng gần càng tốt và chênh lệch độ cao không quá 5m để tránh giảm công suất lạnh của máy.

– Ống nước xã từ dàn lạnh nên dùng bằng ống nhựa cứng chôn âm vào tường và phải có độ dốc thấp hơn dàn lạnh để thoát nước nhanh và tránh động sương trên ống làm ố tường. Dây điện nguồn đi âm nối từ công tắc bảo vệ đến chờ sẵn tại vị trí lắp đặt dàn lạnh để tiện việc cấp nguồn cho máy.
– Tuy vậy các loại máy lạnh đứng có nhược điểm là ồn hơn, kích thước của dàn lạnh, và dàn nóng khá to lớn so với loại treo tường nên khi đặt cần một khoảng không gian rộng hơn.
Vận hành máy điều hòa tủ đứng theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và tài liệu hướng dẫn kèm theo máy. Nên bảo trì vệ sinh máy 4 tháng một lần để sử dụng được bền và đỡ hao tốn điện năng.

3. Để sử dụng điều hòa có hiệu quả nên chú ý:

– Lắp đặt : Cục ngoài phải thông thoáng đê giải nhiêt. Tránh ánh năng chiếu trực tiếp vào máy.

– Bảo dưỡng : Định kỳ làm sạch dàn nóng và lưới lọc không khí cục trong. Nếu máy vẫn kém lạnh phải gọi thợ kiểm tra ga trong máy.

– Vận hành : Không đặt nhiệt độ quá thấp. Chú ý sử dụng các chức năng hẹn giờ và đặt chế độ ngủ vào ban đêm.

Trả lời

Gọi cho chúng tôi